NFC là một trong những công nghệ hữu ích trong việc kết nối dữ liệu cho người dùng hiện nay. Vậy NFC là gì, chức năng cũng như cách sử dụng như thế nào. Trong bài viết này hãy cùng chuyendongthethao.com tìm hiểu bạn nhé!1. NFC là gì?Định nghĩa
NFC là thuật ngữ viết tắt của tên tiếng anh là Near-Field Communications, có thể hiểu là công nghệ kết nối trường gần, cho phép giao tiếp tầm ngắn giữa các thiết bị tương thích với nhau. Nó cần ít nhất một thiết bị truyền cũng như một thiết bị khác để nhận tín hiệu.
Các thiết bị có thể sử dụng được tiêu chuẩn NFC sẽ được coi là thụ động hoặc chủ động. Các thiết bị NFC thụ động là những gì có thể gửi được thông tin đến thiết bị NFC khác mà không cần đến nguồn điện của riêng chúng. Còn các thiết bị NFC chủ động thì vừa gửi vừa nhận dữ liệu, nó có thể giao tiếp với nhau cũng như với những thiết bị thụ động khác.
NFC là gì?
Điểm nổi bật là công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối. Phát triển trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 424 Kbps. Công nghệ NFC cho phép kết nối không dây tầm ngắn trong khoảng cách khá ngắn là 4cm nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn.
Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di động. Ngoài ra, NFC còn được kết hợp nhiều công nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé, thanh toán hóa đơn, vé gửi xe điện tử,…
Lịch sử phát triển
Công nghệ NFC có một quá trình tương đối dài hình thành và phát triển để trở nên hữu ích như ngày nay. Sau đây là bảng tóm tắc những giai đoạn phát triển của công nghệ NFC:
Năm | Đặc điểm phát triển |
1983 | Phát minh lần đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton |
2004 | Nokia, Philips và Sony cho thành lập NFC Forum. Nó đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển của công nghệ NFC, đã tích cực khuyến khích người dùng kết hợp, chia sẻ và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC |
7/2004 | Chiếc điện thoại hỗ trợ NFC để thực hiện thanh toán di động đã được ra mắt lần đầu tiên ở Nhật Bản |
2006 | NFC Forum đã thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag). Thương hiệu Nokia cho ra đời chiếc điện thoại với NFC đầu tiên là Nokia 6131 |
1/2009 | NFC tiến hành công bố tiêu chuẩn Peer-to-Peer để thực hiện truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ URL, kích hoạt Bluetooth,… |
2010 | Chiếc smartphone Nexus S của Google trở thành chiếc điện thoại Android đầu tiên được hỗ trợ NFC |
Hiện tại, NFC Forum có 140 thành viên với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như LG, Nokia, HTC, Motorola, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Google, Microsoft, PayPal, Visa, Mastercard, American Express, Intel, Qualcomm,…
Lịch sử phát triển NFC
2. Nguyên lý hoạt động của NFC
NFC hoạt động theo nguyên tắc gửi thông tin qua sóng radio (RFID). NFC là một tiêu chuẩn cho việc chuyển đổi dữ liệu không dây, các thiết bị phải tuân thủ những thông số kỹ thuật để giao tiếp với nhau thật đúng cách. Công nghệ được sử dụng trong NFC đã dựa trên các ý tưởng RFID (Radio-frequency identification – nhận dạng tần số vô tuyến) cũ hơn, sử dụng cảm ứng điện từ để thực hiện việc truyền thông tin.
NFC hoạt động theo nguyên tắc gửi thông tin qua sóng radio
Để NFC có thể hoạt động, bắt buộc phải có 2 thiết bị:
- Thiết bị khởi tạo (Initiator): Thường là điện thoại.
- Thiết bị đích (Target): Thường là điện thoại khác, thẻ NFC, loa,…
Thiết bị khởi tạo sẽ thực hiện tạo ra trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) vừa đủ để cung cấp năng lượng đến thiết bị đích ở chế độ bị động. Vì vậy, thẻ NFC không cần sử dụng năng lượng để hoạt động, mà khi cần nó sẽ lấy trực tiếp từ thiết bị khởi tạo. Điều này cho phép mọi người chế tạo những tags, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn do không phải sử dụng đến pin.
Tiêu chuẩn NFC hiện có 3 chế độ hoạt động riêng biệt:
- NFC mô phỏng card: Thiết bị có NFC trở thành một chiếc thẻ thông minh, cho phép người dùng có thể trả phí hoặc mua vé.
- NFC đọc/viết: Thiết bị có NFC sẽ đọc được thông tin lưu trữ trên các thẻ NFC có nhúng trong nhãn hiệu hoặc áp phích thông minh.
- NFC ngang hàng nhau: 2 thiết bị có NFC lúc này có thể giao tiếp trao đổi thông tin với nhau.
3. Ứng dụng của NFC
- Chia sẻ, truyền tải dữ liệu: NFC có thể hỗ trợ để điện thoại kết nối với các thiết bị như laptop, tivi, điện thoại, loa, dàn âm thanh,… Lúc này bạn chỉ cần chạm thiết bị vào nhau, nó sẽ bắt đầu hình thành kết nối và có thể chia sẻ nhanh chóng hình ảnh, nhạc,…
NFC chia sẻ, truyền tải dữ liệu
- Thanh toán điện tử: Điện thoại của bạn sau khi thực hiện các bước kích hoạt và đăng nhập cơ bản sẽ là một chiếc “ví tiền điện tử”. Sau đó, khi bạn có nhu cầu thanh toán thì chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán sau đó giao dịch sẽ thực hiện.
- Mua vé: Bạn có thể mua bất cứ loại vé nào từ vé phim, vé ca nhạc, vé xem thể thao hay thậm chí thay cho việc làm thủ tục ở sân bay.
- Mở cửa nhà, xe hơi: Khi sử dụng NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào cửa nhà, văn phòng, khách sạn, hay chỗ khởi động xe… là đã có thể mở một cách dễ dàng.
- Nhận diện cá nhân: Ứng dụng này thường được sử dụng tại các công ty cho việc chấm công bằng điện thoại NFC, bạn chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị chấm công.
Ứng dụng của NFC
- So sánh sản phẩm khi mua sắm: Khi cần mua gì bất cứ thứ gì, bạn chỉ việc vẫy nhẹ điện thoại là sẽ xem được thông tin, đánh giá hay cả giá của sản phẩm đó.
- Check-in và đánh giá về một địa điểm nào đó: Google đã bắt đầu dán những nhãn NFC trên một số địa điểm như cửa hàng hay nhà hàng tại Mỹ. Việc của bạn là chỉ cần chạm nhẹ vào là đã xem được thông tin, đánh giá tại địa điểm đó.
- Nhận diện hàng giả: Bạn sẽ kiểm tra được sản phẩm đó là giả hay thật chỉ cần đưa điện thoại NFC vào sát sản phẩm. Việc này chỉ thực hiện được khi sản phẩm thật có trang bị chip NFC được nhúng sẵn.
NFC so sánh sản phẩm khi mua sắm
4. Sự khác biệt giữa NFC và Bluetooth
Dưới đây là một vài điểm khác biệt giữa NFC và Bluetooth mà chúng ta có thể đề cập đến:
- Phạm vi truyền tải dữ liệu: So với phạm vi của Bluetooth thì NFC truyền tải dữ liệu ở khoảng cách nhỏ hơn, ví dụ như NFC chỉ truyền tải tối đa từ 4-10cm so với 10m từ Bluetooth.
Nhưng đây chính là ưu điểm của công nghệ NFC, giới hạn 4-10cm được đưa ra nhằm tránh tình trạng chống chéo sóng trong khu vực đông đúc và hạn chế các tương tác mà người sử dụng không mong muốn.
- Thời gian kết nối: NFC kết nối với các thiết bị khác rất nhanh, kể cả Bluetooth 3.0 hay 4.0 mới nhất. Lúc này, 2 thiết bị NFC tự động hiểu và kết nối chỉ với nhau trong 1/10 giây.
- Tần số và tốc độ truyền dữ liệu: Trong khi NFC hoạt động ở tần số radio băng tần ISM là 13,56MHz và tốc độ chạy từ 106-424Kbps, còn Bluetooth có băng tần là 2,4GHz nên tốc độ đạt 2.1Mb/s ở phiên bản 2.1 EDR. Với bản 3.0+HS thì tốc độ tối đa Bluetooth lên tới 24Mbps.
Sự khác biệt giữa NFC và Bluetooth
5. Cách sử dụng công nghệ NFCCách bật NFC trên điện thoại
Ta sẽ thực hiện như sau: Vào phần Cài đặt (Setting) > Chọn Thêm > Tại NFC, kéo thanh trượt để bật hoặc tắt.
Cách bật NFC trên điện thoại
Cách truyền dữ liệu qua NFC
Bước 1: Chọn File cần chia sẻ > Chọn mục Chia sẻ > Chọn Truyền nhanh qua NFC.
Cách truyền dữ liệu qua NFC
Bước 2: Chạm lưng 2 điện thoại vào nhau thì NFC sẽ được kích hoạt.
Chạm lưng 2 điện thoại vào nhau
Bước 3: Chạm vào màn hình để bắt đầu truyền dữ liệu. Nhưng bên máy nhận cần phải đồng ý để nhận file. Sau đó, bạn cần chờ trong khoảng 2 đến 5 phút.
Chạm vào màn hình
Bước 4: Sau khi truyền xong chọn Open bên máy nhận để xem kết quả.
Chọn Open bên máy nhận
Hy vọng từ các thông mà chuyendongthethao.com cung cấp bên trên đã giúp bạn hiểu hơn về công nghệ NFC cũng như ứng dụng và cách sử dụng của NFC. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đừng quên để lại bình luận bên dưới bạn nhé!